GABA là gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhưng chưa có câu trả lời chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về GABA nhé!

GABA là gì? Tác dụng như thế nào với sức khỏe?
GABA là gì?
GABA (acid gamma aminobutyric) là một acid amin tự nhiên được sản xuất trong não, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh. GABA được coi là chất dẫn truyền thần kinh ức chế vì nó ngăn chặn hoặc ức chế một số tín hiệu não nhất định và làm giảm hoạt động của chúng trong hệ thần kinh.
Khi GABA gắn vào một protein trong não – được gọi là thụ thể GABA, nó sẽ tạo ra hiệu ứng làm dịu. Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng và sợ hãi. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa co giật.
GABA được tổng hợp từ Glutamate – một chất dẫn truyền thần kinh kích thích cần thiết cho chức năng não bộ. Về cơ bản, GABA cân bằng mức độ hưng phấn trong tế bào thần kinh do các hóa chất kích thích như Glutamate gây ra, chúng đảm bảo bạn không bị kích thích hoặc lo lắng quá mức.

GABA là gì?
3 lợi ích bất ngờ của GABA
Dưới đây là 3 lợi ích của GABA mà bạn đừng nên bỏ qua, chúng bao gồm:
Đối với giấc ngủ
Hoạt động của GABA rất quan trọng với giấc ngủ. GABA cho phép cơ thể và tâm trí thư giãn, nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon suốt đêm. Trong một nghiên cứu, mức GABA ở những người bị mất ngủ thấp hơn gần 30% so với những người không bị rối loạn giấc ngủ. Mức GABA này cũng tương ứng với giấc ngủ không yên và hay bị tỉnh giấc.
Đối với căng thẳng và lo lắng
Là một chất hóa học tự nhiên được cơ thể sản xuất, vai trò chính của GABA là làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh trong não và hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể ở trạng thái thư giãn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng.
Một nghiên cứu nhỏ trên 13 người trưởng thành cho thấy GABA có hiệu quả như một loại thuốc thư giãn với kết quả sóng não chậm lại được thấy trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc GABA. Nghiên cứu này cũng cho rằng GABA còn tăng cường hệ thống miễn dịch ở những người đang trải qua căng thẳng về tinh thần.

3 lợi ích bất ngờ của GABA
Đối với huyết áp cao
GABA có tác dụng giảm huyết áp ở những người huyết áp cao. Trong một nghiên cứu từ năm 2003, việc tiêu thụ hàng ngày một sản phẩm sữa lên men có chứa GABA làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp tăng nhẹ sau 2-4 tuần sử dụng. Một nghiên cứu khác về những người bị huyết áp cao, sau 12 tuần sử dụng chất bổ sung chlorella – một loại tảo giàu GABA, đã hạ huyết áp đáng kể.
Bổ sung GABA như thế nào là hiệu quả nhất?
Tập yoga
Yoga có thể giúp tăng GABA trong não bằng cách tăng sự tập trung trong quá trình tập luyện. Tư thế hít thở sâu trong yoga giúp bạn giảm bớt căng thẳng, đồng thời tăng hoạt động của GABA. Bên cạnh yoga, bạn cũng có thể tập một số bài tập khác như đi bộ, chạy bộ,…

Tập yoga
Bổ sung từ thực phẩm
GABA được tìm thấy ở tự nhiên trong các loại trà xanh, đen và trà ô long, cũng như trong các thực phẩm lên men như sữa chua. Các loại thực phẩm khác có chứa GABA hoặc có thể tăng cường sản xuất GABA trong cơ thể. Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt; đậu nành, đậu lăng và các loại đậu khác; các loại hạt như óc chó, hạnh nhân và hạt hướng dương; cá, tôm; một số loại rau quả khác như cam quýt, cà chua, quả mọng, rau bina, bông cải xanh và cacao,…
GABA cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc GABA, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác về liều lượng và cách dùng, sao cho đúng cách và an toàn với sức khỏe.

Bổ sung GABA từ thực phẩm
Tác dụng phụ của GABA – bạn cần lưu ý
Các tác dụng phụ tiềm ẩn của chất bổ sung GABA chưa được nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số tác dụng phụ thường được báo cáo, bao gồm:
- Đau bụng
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Yếu cơ
- Đau dạ dày
- Buồn nôn
- Táo bón
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Khó thở ở liều rất cao
Vì GABA có thể gây buồn ngủ, do vậy, bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi đã dùng GABA.

Tác dụng phụ của GABA
Tương tác giữa GABA và thuốc, thực phẩm khác
Trước khi dùng thuốc GABA, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nói với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đáng sử dụng, bao gồm cả thảo mộc và các chất bổ sung khác vì chúng có thể xảy ra tương tác với GABA. Một số tương tác đã được nghiên cứu như sau:
Tương tác với thuốc
- Thuốc điều trị cao huyết áp: GABA có thể làm giảm huyết áp. Nếu dùng đồng thời GABA với thuốc điều trị huyết áp, có thể làm huyết áp hạ quá thấp.
- Thuốc chống trầm cảm: Những người đang dùng thuốc chống trầm cảm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng GABA.
- Thuốc hoạt động thần kinh: Những người đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hoạt động não cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng GABA.
Tương tác với các thực phẩm khác
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm hạ huyết áp. Vì GABA có tác dụng làm hạ huyết áp nên khi dùng cùng các chất này có thể gây tụt huyết áp quá thấp. Một số chất bổ sung hoặc thảo mộc cần lưu ý: cacao, dầu gan cá, tỏi, magie, canxi, kali, acid folic, coenzyme Q10, acid béo Omega-3,…
Bạn nên tránh những thực phẩm có chứa Excitotoxin: đây là chất khiến các tế bào thần kinh trở nên phấn khích dẫn đến sự gia tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và mất ngủ.
Tránh những thực phẩm có chứa quá nhiều bột ngọt (MSG), ví dụ: thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Hạn chế những thực phẩm chứa aspartame (APM) – một chất làm ngọt nhân tạo không chứa saccharide như nước ngọt đóng chai. Ngoài ra, không nên sử dụng thực phẩm có chứa chất phụ gia, chất tạo màu nhân tạo, hương liệu,…
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được câu hỏi GABA là gì và cách bổ sung như thế nào. Bạn lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc GABA nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!