Hiện nay, xã hội phát triển nên việc phát hiện sớm tình trạng trẻ bị tự kỷ không còn là trở ngại. Tuy nhiên, khi biết con mình bị tự kỷ nhiều cha mẹ không khỏi hoang mang vì không biết cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em như thế nào là đúng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải quyết tình trạng này, để cha mẹ có quyết định đúng đắn hơn về hướng điều trị cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ
Một số người thường nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ thông qua những triệu chứng như trẻ thu mình, không tiếp xúc với mọi người, nhất là trẻ được 2 tuổi nhưng chưa biết nói.
Tuy nhiên, đây chỉ là một số dấu hiệu cơ bản rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng khác như bệnh trầm cảm, hay chứng chậm nói đơn thuần ở trẻ mà thôi. Dấu hiệu trẻ tự kỷ được chia thành 3 nhóm cơ bản:
Nhóm khiếm khuyết trong quan hệ xã hội
- Trẻ không phản ứng khi cha mẹ gọi tên dù được 1 tuổi
- Trẻ tiếp xúc bằng mắt kém, thường không nhìn vào người đối diện để nói chuyện
- Trẻ không thích được bồng bế, ôm ấp, chỉ thích ngồi 1 mình
- Trẻ không giao lưu với người khác, ngay cả người thân, thậm chí là bố mẹ
- Trẻ không thể hiện sự quan tâm với người xung quanh, trẻ không biết dùng tay để chỉ đồ vật mà mình thích

Trẻ khiếm khuyết trong xã hội cũng là dấu hiệu trẻ tự kỷ
Nhóm khiếm khuyết trong giao tiếp
- Trẻ chậm nói, không biết nói, không gọi ba mẹ
- Giọng nói của trẻ nghe khác thường, không có ngữ điệu
- Trẻ chỉ lặp đi lặp lại một cụm từ
- Sử dụng các đại từ nhân xưng một cách lộn xộn
- Trẻ không có những cử chỉ thông thường như chỉ tay, vẫy tay, vỗ tay.
- Trẻ thường nhắc lại lời người khác mặc dù không hiểu ý nghĩa
Nhóm bất thường về hành vi
- Trẻ xuất hiện những hành vi bất thường, lặp đi lặp lại, lắc lư, nhảy nhót hoặc xoay tròn
- Chỉ chơi những đồ chơi đơn điệu, hay ném đồ chơi
- Trẻ cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
- Trẻ có những hành vi hung hăng, hay giành giật, đánh bản thân và cả người khác
- Khả năng tập trung của trẻ kém
Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu thuộc cả 3 nhóm trên, thì cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em hiệu quả
Vậy cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ như thế nào? Một số phương pháp được sử dụng hiện nay trong việc điều trị hội chứng tự kỷ cho trẻ em, cụ thể:
Phương pháp cải thiện hành vi
Liệu pháp can thiệp này sẽ giúp trẻ có khả năng phối hợp tâm lý tản mạn để hướng đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa với bản thân trẻ và người xung quanh. Bên cạnh đó, phương pháp này còn tăng khả năng hợp tác của trẻ.
Có rất nhiều cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em nhưng phương pháp cải thiện hành vi là biện pháp được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu tự kỷ ở trẻ bởi hiệu quả mà nó mang lại. Đây là phương pháp tiếp cận khoa học để hiểu rõ hành vi của trẻ.
Tìm được nguyên tắc trị liệu ứng dụng cho hành vi quan trọng mang tính xã hội. Phương pháp này được đưa ra trên lý thuyết khoa học về hành vi, cha mẹ có thể yên tâm tham khảo để áp dụng cho quá trình điều trị tự kỷ cho trẻ.

Chữa bệnh tự kỷ bằng phương pháp cải thiện hành vi
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ
Đây là cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em không còn xa lạ cho những gia đình có con mắc hội chứng này. Các chuyên gia đánh giá đây là phương pháp giúp trẻ tự cải thiện được khả năng giao tiếp, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu của phương pháp này giúp cho trẻ nói lưu loát, biết cách giao tiếp với những người xung quanh và hiểu được người khác nói gì. Phương pháp này cho thấy hiệu quả rõ rệt với những trẻ được phát hiện và điều trị ngay từ sớm.
Sử dụng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được coi là cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em với tác dụng hoạt hóa một số cơ quan không hoạt động được hoặc kém hoạt động ở trẻ tự kỷ.
Phương pháp này sẽ giúp trẻ dễ dàng thực hiện được những vận động phức tạp như: vận động cơ quan phát âm, bắt chéo chân và tay, vận động đôi bàn tay tinh nhanh…
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp loại bỏ những hành vi đặc trưng của hội chứng tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, giúp trẻ cải thiện được tình trạng bệnh theo hướng tích cực.
Sử dụng tế bào gốc
Thực tế cho thấy, phương pháp sử dụng tế bào gốc cho thấy hiệu quả trong việc điều trị ung thư máu nhưng với hội chứng tự kỷ thì phương pháp này còn đang trong quá trình nghiên cứu.
Hiện tại, phương pháp này chưa được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng trong việc điều trị bệnh tự kỷ. Chính vì vậy, nếu cho ý định thử biện pháp này thì bạn cần cân nhắc kỹ về tính an toàn và hiệu quả.
Trên đây là một số cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ góp phần giúp cha mẹ cảm thấy tự tin hơn trong quãng đường chăm sóc và đồng hành cùng trẻ bị tự kỷ. Chúc các bạn sức khỏe!